Đau vùng cùng cụt là những đau xuất hiện quanh vùng xương cùng cụt, nơi tận cùng cột sống của bạn. Bệnh lý này thường gặp nhiều ở nữ hơn nam giới, vậy tại sao lại có hiện tượng này, chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
– Đau xuất hiện phần thấp của mông, trên vùng hậu môn.
– Đau tính chất nhức mỏi, đôi khi nhức nhối, đau không lân đi vùng khác mà chỉ xung quanh vùng cùng cụt.
– Đau tăng lên khi ngồi lâu, đặc biệt ngồi trên nền cứng hoặc xe máy.
– Đau tăng lên khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, hoặc khi xoay người và khung chậu.
– Đôi khi cơn đau có thể tăng khi đi vệ sinh.
– Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh này là do chấn thương vùng cùng cụt, đặc biệt sau ngã ngồi.
– Một số nguyên nhân cơ địa như xương cùng cụt của bạn quá di động, hoặc mất di động khiến lực ép nên nó bị tăng, do đó cũng dễ gây ra đau.
– Thông thường một số nguyên nhân sau hay dẫn tới bệnh lý này: Chấn thương, ngã đập mông nền cứng.
– Hoạt động áp lực liên tục lên xương cùng cụt: Cưỡi ngựa, ngồi lâu trên nền cứng, lái xe, thợ may, dân văn phòng ngồi lâu nhiều.
– Sau sinh: do ảnh hưởng giãn nở của xương chậu.
– Nhiễm trùng, hoặc u vùng cùng cụt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý đau vùng cùng cụt
Khi gặp tình trạng này, 90% các bệnh nhân sẽ được khuyên điều trị bảo tồn, và theo dõi. Ngoài ra, còn có các biện pháp hỗ trợ như:
– Thay đổi chế độ làm việc: phần lớn nguyên nhân bệnh đau cùng cụt này do ngồi lâu trên vật cứng, bạn hạn chế việc ngồi lâu, lựa chọn loại ghế thích hợp để giảm áp lực cho vùng này.
– Chườm ấm: Dùng túi chườm, hoặc chai nước ấm, chườm trực tiếp nên vùng cùng cụt.
– Chườm lạnh: Thường dùng trong những ngày đầu tiên
– Dùng thuốc giảm đau chống viêm: Bạn có thể dùng dòng NSAIDS, celecoxib…
– Massage: Thực hiện massage khối cơ vùng này, giúp tăng tưới máu, và tăng tốc độ hồi phục..
– Tập luyện: Tập các bài giúp hệ cơ mông khỏe, giúp giảm áp lực lên hệ xương cột sống.
– Tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
nên tìm đến bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất